Ngành thủy sản đóng góp quan trọng vào lĩnh vực kinh tế biển
.
.
.
.

Ngành thủy sản đóng góp quan trọng vào lĩnh vực kinh tế biển

10/09/2024
0
Sau khi xác định được các nguyên nhân dẫn dến việc cua nuôi trong vuông tôm bị chết 1 cách đầy bất thường tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn của tỉnh đã đưa ra các khuyến cáo người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện một số biện pháp để phòng chống và khắc phục tình trạng cua nuôi bị chết, giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại về nuôi trồng thủy hải sản.

Cà Mau: Ngành thủy sản đóng góp quan trọng vào lĩnh vực kinh tế biển. 

 

Một số biện pháp giảm thiểu thiệt hại khi nuôi cua

Sau khi xác định được các nguyên nhân dẫn dến việc cua nuôi trong vuông tôm bị chết 1 cách đầy bất thường tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn của tỉnh đã đưa ra các khuyến cáo người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện một số biện pháp để phòng chống và khắc phục tình trạng cua nuôi bị chết, giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại về nuôi trồng thủy hải sản. 

 

- Trong nhiều năm qua, hình thức nuôi cua tại địa bàn tỉnh Cà Mau trở thành một trong những lọai hình kinh doanh phổ biến, góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế trên cả nước. Tuy nhiên, tại 1 số hộ dân được khảo sát, năng suất thủy sản giảm sút so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt tại các họ sau khai thác rừng từ 5 năm đổ lên. 

- Qua khảo sát thực tế, đa phần các hộ dân được nhận định là chất lượng nguồn nước giảm, dinh dưỡng trong đất hầu như không còn trong một thời gian dài. Cùng với đó là sự ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết như sự thay đổi thất thường của nhiệt độ giữa ngày và đêm. Điều đó được xem là yếu tố bất lợi cho các loại động vật thủy sản và là tác nhân có lợi cho các vi sinh vật và ký sinh trùng phát triển và gây thiệt hại trên đối tượng nuôi trồng. 

- Ngoài ra, vẫn còn một bộ phận nhà nông vẫn còn canh tác theo phương thức truyền thống, chưa mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất, thả tôm giống liên tục (1-2 tháng thả 01 lần), xổ tôm và lấy nước định kỳ theo con nước (2 lần/tháng). Đây là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào nguồn nước phương hại lên vật nuôi, trong đó có CUA.

- Để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại trong quá trình nuôi cua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau khuyến cáo người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện một số biện pháp PHÒNG NGỪA ký sinh trùng trong ao nuôi tôm, cua. Trong đó, tập trung cải tạo vuông nuôi triệt để, đúng quy trình kỹ thuật. Cụ thể, trước khi vào mùa vụ, thả giống, đặc biệt những vuông nuôi đã, đang có cua chết, nhà nông cần phơi đầm, sử dụng VÔI để cải tạo, diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng, giáp xác nhỏ trong ao nuôi (liều dùng trên bao bì sản phẩm); Sử dụng nguồn nước đã được xử lý mầm bệnh để nuôi: Đối với vuông nuôi có diện tích lớn (tôm – rừng), cần chủ động BAO VÍ bằng lưới mành khu ương nuôi, trước khi thả giống, sử dụng BKC, cIodine,… để diệt mầm bệnh, sau đó sử dụng phân gây màu nước tạo thức ăn tự nhiên.

-  Thả giống với mật độ vừa phải: Vùng nuôi quảng canh (tôm - rừng) sử dụng con giống được thuần dưỡng 2, 3 giai đoạn, khuyến cáo mật độ thả nuôi tôm từ 3 – 5 con/m2; Cua nuôi mật độ từ 0,5 – 1 con/m2; Hạn chế các sinh vật trung gian (cua, còng, giáp xác,…). 

 * Song hành các biện pháp nêu trên, theo thạc sĩ Mã Huy, Phó giám đốc Trung tâm khuyến nông Cà Mau, nhà nông vùng nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh cũng có thể sử dụng một số nhóm thuốc, sản phẩm… để diệt ký sinh trùng, như: Praziquantel là thuốc trị sán; Mebendazole là dẫn xuất Benzimidazol; CuSO4; Glutaldehyt; BKC; Iodine; các hợp chất chứa Chlorine.

* Trên thị trường có nhiều nhóm sản phẩm chứa nhiều hợp chất, thành phần khác nhau. Để sử dụng các sản phẩm đúng theo quy định (trong thành phần thuốc không chứa các sản phẩm cấm), trước khi lựa chọn, người dân cần xem nhãn bao bì, hạn sử dụng, tem chống hàng giả và các quy định liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hoá – Thạc sĩ Mã Huy, chia sẻ và khuyến cáo nhà nông hạn chế tối đa việc dùng thuốc để diệt mầm bệnh, diệt khử ký sinh trùng. Bởi, hiệu quả chỉ mang tính tức thời chứ không lâu dài, lại tốn kém. Trong điều kiện chưa kiểm soát được các yếu tố môi trường, việc dung thuốc chỉ xử lý được mầm bệnh tại thời điểm sử dụng chứ không tác dụng tạo cho vật nuôi hệ miễn dịch để chống lại dịch bệnh ở những giai đoạn tiếp theo, cũng như chu kỳ lột xác liền kề.

* Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết: “Kết quả khảo sát vừa qua chưa mang tính đại diện (chỉ thu 3 mẫu cua bệnh/vùng nuôi), ký sinh trùng tìm thấy qua mẫu phân tích, hiện nay chưa được nghiên cứu cụ thể nào trên đối tương nuôi và mức độ ảnh hưởng của tác nhân này đến sức khỏe của đối tượng nuôi cũng như tìm ra giải pháp phòng trị bệnh. Vì thế, chúng tôi đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, các Viện Nghiên cứu, Trường Đại học khẩn trương thực hiện nghiên cứu về tình hình cua chết hiện nay. Qua đó, nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh (để công bố dịch bệnh theo quy định nếu xét thấy cần thiết) và để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp phòng ngừa và xử lý một cách hiệu quả nhất”. 
 

#Nuoitrongcua
#Chatluongsanpham
#Giamthiethai

Ý kiến bạn đọc
Chủ đề liên quan
Có thể bạn sẽ quan tâm

Ngày Hội Cua Cà Mau

Ngày Hội Cua Cà Mau là một sự kiện văn hóa ẩm thực độc đáo diễn ra tại tỉnh Cà Mau, miền Nam Việt Nam. Sự kiện này thường được tổ chức vào cuối năm, nhằm tôn vinh giá trị của cua Cà Mau - một món đặc sản nổi tiếng với hương vị thơm ngon và chất lượng cao.

Cách làm cua sốt trứng muối và sốt ớt béo thơm, đậm đà ngon miệng

Cách làm cua sốt trứng muối và sốt ớt béo thơm, đậm đà ngon miệng

Quy trình nuôi cua

Cua biển có thể nói là một trong những loài thủy sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Trong những năm gần đây mô hình nuôi cua biển ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng và các tỉnh có mô hình nuôi cua biển nói chung chủ yếu được nuôi theo hình thức nuôi quãng canh cải tiến kết hợp tôm sú - cua - cá.

"Điền giải" cua đồng bài thuốc dân gian hay mầm bệnh tiềm ẩn?

Cua đồng có tên khoa học là Somanniathelphusa sinensis, thuộc họ Cua đồng. Chúng phân bố rộng khắp các vùng nước ngọt ở Việt Nam, từ đồng bằng đến miền núi. Từ xưa đến nay cua đồng được biết đến không chỉ là một món ăn ngon mà chúng còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, nhưng không hẳn ai cũng có thể sử dụng cua đồng vì chúng có những đặc tính phản ứng nhất định với một số người dùng. Trong Đông Y có bài thuốc cua sống có ích cho sức khỏe nhưng ngày nay chưa có một kiểm chứng khoa học nào về điều đó mà người ta còn phát hiện ra việc sử dụng cua sống làm tăng nguy cơ mắc giun sán.

Cua Năm Căn - Đặc sản miền Tây, hương vị khó quên

Quá trình nuôi cua Năm Căn, từ việc lựa chọn địa điểm nuôi, nguồn nước, thức ăn cho đến việc thu hoạch và phân loại.

Chiến Lược Kinh Doanh Cua: Đảm Bảo Chất Lượng Đạt Chuẩn

Cua là một trong những hải sản được ưa chuộng ở nhiều nơi, không chỉ vì hương vị thơm ngon mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao.

Cách Làm Món Riêu Cua Truyền Thống – Đậm Đà Hương Vị Đồng Quê

Cua đồng là loại thực phẩm rất giàu chất đạm, canxi, vitamin và muối khoáng cùng nhiều dưỡng chất khác tốt cho cơ thể người. Theo sách "Lĩnh Nam bản thảo" của Hải Thượng Lãn Ông có ghi: "Điền giải ngọt lạnh, ít độc, hay sinh phong, có tác dụng nối gân, tiết xương, chữa phong nhiệt, trừ mụn độc,…" Nhắc đến cua đồng thường sẽ nhớ ngay món bún riêu cua thơm ngon và hấp dẫn. Tô bún được ngon đòi hỏi phần thịt cua phải được được nghiền nhuyễn, rêu đông thành từng miếng to. Bí quyết thực hiện không quá khó đâu nhé, cùng tìm hiểu ngay thôi nào!

Khám Phá Những Điều Thú Vị Về Cua Cà Mau

Cà Mau không chỉ là vùng đất tận cùng phía Nam của Việt Nam, mà còn là nơi nổi tiếng với những con cua biển ngon và chất lượng nhất cả nước. Cùng Po khám phá những điều thú vị về loài cua này, một sản vật quý giá của vùng đất ngập mặn!

Cua Năm Căn: Đặc sản gì mà ai cũng mê?

Cua Năm Căn là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe được nuôi trong môi trường tự nhiên, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Cua Năm Căn đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người dân miền Tây.

Cua năm căn và các loại cua khác

Cua Năm Căn là một đặc sản độc đáo ở vùng rừng ngập mặn Cà Mau. Loại cua này sở hữu độ mặn vừa đủ, vị ngọt đậm đà mà không phải loài cua biển nào cũng có được. Mua cua Năm Căn về bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: nướng, rang muối, cua nấu chao