Cách làm cua sốt trứng muối và sốt ớt béo thơm, đậm đà ngon miệng
.
.
.
.

Cách làm cua sốt trứng muối và sốt ớt béo thơm, đậm đà ngon miệng

15/10/2024
0
Cách làm cua sốt trứng muối và sốt ớt béo thơm, đậm đà ngon miệng

Nguyên liệu làm Cua sốt trứng muối - Cho 3 người

  •  Cua biển 2 con- khoảng 800g
  •  Trứng muối 6 quả (chỉ lấy lòng đỏ)
  •  Đường - 2 muỗng canh
  •  Nước mắm - 1 muỗng canh
  •  Bột bắp - 100 g
  •  Dầu ăn - 120 ml
  •  Tỏi băm - 10 g

Chuẩn bị sẵn các dụng cụ: bếp, dao, nồi hấm, chảo,...


Cách chế biến Cua sốt trứng muối

1) Sơ chế và chiên cua
Cua khi mua về, các bạn sơ chế như các bước trên, sau đó cắt bỏ yếm, lột mai, cắt bỏ nang cua, sau đó cắt làm đôi. Với càng cua, dùng dao đập dập, làm như vậy sẽ giúp món cua thấm đều vị hơn, nhưng chú ý không nên quá mạnh tay, sẽ khiến càng cua bị nát.

Cho tất cả vào một dĩa lớn. Áo đều cua bằng một lớp bột bắp.Bắc chảo lên bếp, cho 100ml dầu ăn vào. Đợi khi dầu nóng, bạn cho phần cua vào, chiên cua khoảng 10 phút đến vừa chín thì gấp ra để ráo dầu.


2) Làm sốt trứng muối

Lòng đỏ trứng muối rửa sạch. Sau đó, hấp cách thuỷ khoảng 15 phút cho trứng vừa chín thì nhắc xuống để nguội.Sau khi lòng đỏ trứng muối đã nguội, dùng nĩa nghiền cho thật nhuyễn để chuẩn bị làm sốt.Bắc chảo lên bếp, cho 20ml dầu ăn vào. Dầu nóng, cho tiếp 1 muỗng cà phê tỏi băm, đến khi tỏi dậy mùi thơm thì cho trứng muối vào, cho thêm 2 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm. Đảo đều đến khi hỗn hợp sền sệt lại.

3) Làm cua sốt trứng muối

Sau khi sốt trứng muối bắt đầu sệt lại, cho cua đã chiên vào, đảo đều khoảng 10 phút cho thịt cua thấm sốt.
4) Thành phẩm
Bày cua ra đĩa, trang trí cho đẹp mắt là có thể thưởng thức được rồi! Nên dùng lúc còn nóng để cảm nhận được trọn vị bùi béo của trứng muối và ngọt thanh của thịt cua bạn nhé!

Cách nhận biết cua thịt và cua gạch để phù hợp cho từng món ăn:
Cua gạch: Cua gạch là cua cái có phần yếm hình vuông, lớn. Nhìn dưới đít cua thấy gạch đỏ đầy tràn là cua ngon, chắc, nhiều gạch.
Cua thịt: Cua thịt là cua đực có yếm nhỏ, hình tam giác.
Cách chọn cua ngon, chắc thịt:

Dựa vào màu sắc: Những con cua ngon thì phần mai có màu sẫm, màu sắc giữa mai và mặt trên của càng cua sẽ tương đồng nhau. Ngoài ra, cua ngon thì mặt dưới càng và bụng cua có màu cam nâu sẫm và bóng, nếu phần bụng và phía dưới càng nhợt nhạt thậm chí là trắng sáng thì chắc chắn cua vẫn còn non và chất lượng thịt và gạch không cao.
Bóp yếm cua: Khi bạn bóp vào yếm cua thấy cứng tay là cua chắc, nhiều thịt. Phần yếm này mềm, phập phều là cua óp, ít thịt.
Nên mua cua còn sống, chân khớp linh hoạt, gai sắc nhọn.
Tổng quan: bạn nhìn toàn bộ con cua thấy màu sẫm, yếm chắc, bám chặt vào thân cua, các gai trên mình và thân cua còn sắc, nếu cua còn sống thi·chân và càng chuyển động nhịp nhàng, linh hoạt là cua còn tươi, ngon, nhiều thịt.
Cách sơ chế cua sạch:

Cua bạn ngâm vào thau nước đá để cua ngất tạm thời và khi nấu cua không bị rụng chân. Khi cua đã cứng người lại, bạn tháo dây buộc, dùng bàn chải đánh răng cọ khắp mình cua, các kẽ chân,... cho thật sạch, sau đó rửa cua lại một lần nữa để loại bỏ hết bùn đất, cặn bẩn trên mình cua.
Nếu bạn chưa có thời gian làm cua ngay, khi mua cua về bạn để cua vào trong ngăn đá tủ lạnh, hay để trên một viên đá lạnh để cua cứng người lại mà không chết ngay, không thả cua vào nước vì cua bị sốc nhiệt sẽ chết nhanh hơn.

Ý kiến bạn đọc
Chủ đề liên quan
Có thể bạn sẽ quan tâm

Cách Làm Món Riêu Cua Truyền Thống – Đậm Đà Hương Vị Đồng Quê

Cua đồng là loại thực phẩm rất giàu chất đạm, canxi, vitamin và muối khoáng cùng nhiều dưỡng chất khác tốt cho cơ thể người. Theo sách "Lĩnh Nam bản thảo" của Hải Thượng Lãn Ông có ghi: "Điền giải ngọt lạnh, ít độc, hay sinh phong, có tác dụng nối gân, tiết xương, chữa phong nhiệt, trừ mụn độc,…" Nhắc đến cua đồng thường sẽ nhớ ngay món bún riêu cua thơm ngon và hấp dẫn. Tô bún được ngon đòi hỏi phần thịt cua phải được được nghiền nhuyễn, rêu đông thành từng miếng to. Bí quyết thực hiện không quá khó đâu nhé, cùng tìm hiểu ngay thôi nào!

Cua Năm Căn: Đặc sản gì mà ai cũng mê?

Cua Năm Căn là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe được nuôi trong môi trường tự nhiên, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Cua Năm Căn đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người dân miền Tây.

Cua năm căn và các loại cua khác

Cua Năm Căn là một đặc sản độc đáo ở vùng rừng ngập mặn Cà Mau. Loại cua này sở hữu độ mặn vừa đủ, vị ngọt đậm đà mà không phải loài cua biển nào cũng có được. Mua cua Năm Căn về bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: nướng, rang muối, cua nấu chao

Ngày Hội Cua Cà Mau

Ngày Hội Cua Cà Mau là một sự kiện văn hóa ẩm thực độc đáo diễn ra tại tỉnh Cà Mau, miền Nam Việt Nam. Sự kiện này thường được tổ chức vào cuối năm, nhằm tôn vinh giá trị của cua Cà Mau - một món đặc sản nổi tiếng với hương vị thơm ngon và chất lượng cao.

Ngành thủy sản đóng góp quan trọng vào lĩnh vực kinh tế biển

Sau khi xác định được các nguyên nhân dẫn dến việc cua nuôi trong vuông tôm bị chết 1 cách đầy bất thường tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn của tỉnh đã đưa ra các khuyến cáo người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện một số biện pháp để phòng chống và khắc phục tình trạng cua nuôi bị chết, giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại về nuôi trồng thủy hải sản.

Quy trình nuôi cua

Cua biển có thể nói là một trong những loài thủy sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Trong những năm gần đây mô hình nuôi cua biển ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng và các tỉnh có mô hình nuôi cua biển nói chung chủ yếu được nuôi theo hình thức nuôi quãng canh cải tiến kết hợp tôm sú - cua - cá.

Cua Năm Căn - Đặc sản miền Tây, hương vị khó quên

Quá trình nuôi cua Năm Căn, từ việc lựa chọn địa điểm nuôi, nguồn nước, thức ăn cho đến việc thu hoạch và phân loại.

Chiến Lược Kinh Doanh Cua: Đảm Bảo Chất Lượng Đạt Chuẩn

Cua là một trong những hải sản được ưa chuộng ở nhiều nơi, không chỉ vì hương vị thơm ngon mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao.